Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đặc biệt, được thể hiện ở nhiều khía cạnh:
- Liên ngành (du lịch – giao thông, nông thôn, môi trường, văn hóa,…)
- Tính chất xã hội cao (mọi thành phần trong xã hội đều tham gia)
Có thể nói, du lịch là ngành kinh tế xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì mang tính tổng hợp nên rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi ảnh hưởng xấu. Vậy những rủi ro trong kinh doanh du lịch là gì?
Bài viết nổi bật:
- Đại lý du lịch là gì | kinh doanh đại lý du lịch làm những công việc gì?
- Top 9 phần mềm quản lý tour du lịch chuyên nghiệp miễn phí tốt nhất
Nội dung bài viết
Những rủi ro trong kinh doanh du lịch
Du lịch là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Để hiểu rõ hơn về những rủi do trong kinh doanh du lịch thì bạn cần nắm được:
- Sản phẩm du lịch bao gồm: yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để phục vụ du khách.
- 5 chủ thể trong du lịch: khách du lịch (1), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (2), hàng hóa (3), chính quyền (4), dân cư địa phương (5)
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp phụ thuộc vào nhiều ngành khác, mang tính thời vụ (mùa cao điểm, mùa thấp điểm),… nên rất nhạy cảm và dễ biến động trước sự thay đổi của thị trường. Chính vì vậy mà rủi ro khi kinh doanh ngành này rất cao.
Kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro bên trong và bên ngoài, chủ yếu là:
1. Rủi ro về chính trị
Bạo động, khủng bố là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đi du lịch của du khách.
Đối với du khách quốc tế, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, bạo động – khủng bố hầu như không xảy ra. Có thể đây là một trong những lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.
>>>Tìm hiểu: kinh nghiệm khởi nghiệp công ty du lịch
2. Rủi ro kinh tế
Du lịch được xếp vào một trong những sản phẩm xa xỉ. Nó không phải là nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, du lịch sẽ là một trong những nhu cầu bị cắt giảm đầu tiên khi tình trạng thu nhập giảm sút, và ngược lại nó sẽ tăng khi thu nhập tăng lên.
3. Rủi ro về tỷ giá
Như bạn biết, tiền Việt Nam không phải là một đồng tiền mạnh. Vì vậy mà khi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều rủi ro về tỷ giá giữa hai đồng tiền. Hơn nữa, đây là một rủi ro mà tần suất xuất hiện rất lớn gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế.
Sự biến động của tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và các ngoại tệ khác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.
Tuy đây là rủi ro bên ngoài doanh nghiệp, nhưng biện pháp kiểm soát – phòng ngừa rủi ro này chủ yếu do doanh nghiệp quyết đinh
- Thanh toán bằng ngoại tệ mạnh
- Giảm thiểu bằng cách làm cho thời gian nhận thanh toán và thanh toán gần nhau
- Chuyển giao bớt rủi ro tỷ giá cho đối tác kinh doanh
- Mở rộng thị trường
4. Rủi ro về văn hóa
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế chủ yếu tiếp nhận, phục vụ du khách quốc tế có nền văn hóa đa dạng, ít tương đồng với văn hóa Việt Nam. Sự khác biệt này làm tăng nguy cơ hiểu lầm đáng tiếc. Nó có thể dẫn tới mất nhiều chi phí nhưng không hiệu quả.
Xem thêm: các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến hiện nay
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro về văn hóa:
- Người phục vụ du lịch không hiểu phong tục tập quán của du khách,
- Du khách không am hiểu phong tục tập quản của địa phương, quốc gia
- Không am hiểu về lối sống và ngôn ngữ có thể dẫn tới sự hiểu lầm
Giải pháp
Việc phục vụ cho du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành phải hiểu biết về mỗi nhóm du khách khác nhau.
Doanh nghiệp lữ hành hãy chủ động tránh né những hành vi mâu thuẫn với văn hóa của du khách.
5. Rủi ro về pháp luật
Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo luật du lịch và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh,…
Rủi ro khi sử dụng nhân lực du lịch trái phép: trong mùa du lịch cao điểm, nhân lực khan hiếm, do đó công ty lữ hành có thể sử dụng hướng dẫn viên chưa có thẻ, tài xế không có bằng lái,… Những hành động trên là trái pháp luật, tour du lịch sẽ bị gián đoạn nếu cơ quan chức năng phát hiện.
Giải pháp
Đối với rủi ro này, doanh nghiệp chủ yếu là né tránh hoặc ngăn ngừa rủi ro. Bởi rủi ro này chủ yếu do nhận thức về pháp luật chưa rõ ràng. Nâng cao hiểu biết về pháp luật là một yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
6. Rủi ro về môi trường – thiên nhiên
Việt nam là điểm đến có thời gian khai thác dài. Do khí hậu Việt Nam không mấy khắc nghiệt, quanh năm các điểm đến đều có thể phục vụ du khách.
Tuy nhiên, địa hình Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên sản phẩm du lịch cũng trở nên đa dạng. Chính vì vậy mà yếu tố tự nhiên (bão, lũ lụt, lở đất,…) tác động rất mạnh tới việc kinh doanh du lịch.
7. Rủi ro về dịch bệnh
Tình hình bùng phát dịch sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách. Có thể kể đến một số dịch bệnh xảy ra:
- Ncov-19
- Dịch cúm A/H5N1
- Dịch bệnh Ebola bùng phát ở Châu Phi,
- Dịch Sarc
- …
Khi có thông tin dịch bệnh tại điểm đến, du khách sẽ hủy các tour đã đăng ký do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
8. Rủi ro từ đối tác
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm lữ hành do nhiều nhà cung ứng. Việc kiểm soát tốt tất cả các nhà cung ứng là một thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành. Nếu không kiểm soát tốt các nhà cung ứng, tất yếu sẽ có một bộ sản phẩm kém chất lượng dẫn đến ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Giải pháp
Những đối tác không đáng tin cậy, các doanh nghiêp cần tránh hợp tác để hạn chế rủi ro do họ gây ra.
9. Rủi ro do thay đổi xu hướng, sở thích của khách hàng
Nhu cầu của con người luôn thay đổi, việc thay đổi này do nhiều nguyên nhân.
Khách hàng thay đổi xu hướng, sở thích du lịch làm cho sản phẩm du lịch không được ổn định. Không những thế, việc thay đổi cũng gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp khi đã đầu tư vào xu hướng, sở thích ban đầu.
Giải pháp
Nắm bắt kịp thời xu hướng cũng như sở thích đòi hỏi doanh nghiệp có nhiều thông tin từ khách hàng và xử lý các thông tin này một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp chủ động đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
10. Rủi ro do cạnh tranh
Kinh doanh lữ hành, một công ty không chỉ cạnh tranh với các công ty cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty lữ hành ở các quốc gia lân cận.
Đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm mới lạ, độc đáo, tạo nên được sự chú ý sẽ hút hết thị phần làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Giải pháp
Để phòng ngừa rủi ro này, doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Việt Nam nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam khắc các nước là một yêu cầu mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải làm.
Mong rằng, qua những thông tin mà design webtravel (https://designwebtravel.com/) đã cung cấp trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có những cách áp dụng phù hợp để tránh những rủi ro trong kinh doanh du lịch.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Bài viết liên quan:
Leave a Reply