[TOP] chiến lược giá trong marketing du lịch thúc đẩy bán hàng

Để định gái được cho một sản phẩm nào đó cần trải qua rất nhiều công đoạn. Đó là yếu tố quyết định góp phần tăng doanh số cho doanh nghiệp

Làm thế nào để bán được nhiều hàng nhất, doanh thu cao nhất, lợi nhuận nhiều nhất. Chiến lược giá trong marketing du lịch sẽ được xác định cho từng loại dịch vụ, hàng hóa phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn.

Trong bài viết này, Design Webtravel sẽ giới thiệu tới bạn đọc những chiến lược giá trong marketing du lịch thường được sử dụng.

I. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược giá trong marketing du lịch

Đối với giá cả có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng. Nó được chia làm 2 nhóm chính: yếu tố nội tại trong doanh nghiệp và yếu tố bên ngoài thị trường

Chiến lược giá trong marketing du lịch
Chi phí ảnh hưởng đến giá trong marketing du lịch

Yếu tố nội tại bao gồm:

  • Mục tiêu của marketing: đóng vai trò trong việc định hướng giá cả. Giá chỉ trở thành một công cụ marketing hiệu quả nếu nó phục vụ đắc lực cho chiến lược về thị trường mục tiêu và định hướng hàng hóa. Một doanh nghiệp thường theo đuổi những mục tiêu cơ bản: tối đa lợi nhuận hiện hành, dẫn đầu về thị phần thị trường, dẫn đầu về chất lượng sản phẩm,… mỗi mục tiêu đều đòi hỏi các quyết định giá riêng biệt.
  • Phương thức hoạt động marketing
  • Chi phí (cố định, biến đổi,..)

Yếu tố bên ngoài bao gồm:

  • Nhu cầu
  • Giá của đối thủ cạnh tranh
  • Môi trường kinh tế

Bạn có biết: “Vì sao nên xây dựng chiến lược marketing du lịch | 5 chiến lược hiệu quả”

II. Các nguyên tắc xác định giá

Chiến lược giá trong marketing du lịch
nguyên tắc xác định gia trong kinh doanh du lịch

Các chi phí phải được tập hợp lại và chính xác, không bỏ sót và trùng lập bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng kết lại chi phí. Đối với các tour du lịch dài ngày thì chi phí phát sinh lớn. Chi phí được tính là chi phí gốc không gồm các khoản hoa hồng mà công ty được hưởng từ phía nhà cung cấp.

Các đơn vị tiền tệ khi sử dụng để tính giá thành phả được thống nhất. Nếu các đơn vị tiền tệ khác nhau thì phải quy đổi theo tỷ giá hiện hành.

III. Các phương pháp áp dụng giá trong kinh doanh du lịch

Có rất nhiều phương pháp để xác dịnh mức giá của tour du lịch

Xác định theo khoản mục chi phí (tính trên tổng chi phí để tạo ra sản phẩm du lịch)

Định giá dựa vào cạnh tranh: chi phí cá biệt không được quan tâm tới mà chỉ căn cứ dựa vào giá trên thị trường đối thủ cạnh tranh để định giá cho mình. Tuy nhiên trong kinh doanh du lịch, thường các sản phẩm sẽ không giống nhau nên khó mà đánh giá được chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi sử dụng phương pháp này sẽ căn cứ vào chất lượng của các sản phẩm dịch vụ trong tour.

IV. Các chiến lược giá trong marketing du lịch

Một doanh nghiệp lữ hành sẽ có nhiều sản phẩm nên sẽ xây dựng nhiều mức giá khác nhau để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi về cầu, chi phí

4.1 Định giá cao (hớt váng sữa)

Chiến lược giá trong marketing du lịch
chiến lược hớt vàng sữa (định giá cao) trong marketing du lịch

khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp sẽ định giá cao để thu về nguồn lợi lớn nhất bởi vì sản phảm của doanh nghiệp khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường. Sau một khoảng thời gian nhất đinh mức giá bạn đầu sẽ giảm dần để doanh nghiệp có thể lôi kéo lớp khách hàng vốn nhạy cảm về giá.

4.2 Định giá thấp

thông thường đây sẽ là chiến lược nhằm thâm nhập thị trường (doanh nghiệp mới) với mục đích thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Giá thâm nhập thị trường thường không quan trọng lợi nhuận trong thời gian đầu. Nhưng về lâu về dài, sẽ thu về những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Về lâu dài, sau khi thâm nhập thị trường các doanh nghiệp sẽ tăng giá để phản ánh tốt hơn và khẳng định vị thế trên thị trường nhờ chiến lược giá trong marketing du lịch này.

4.3 Giá cho chương trình khuyến mãi

Chiến lược giá trong marketing du lịch
Chiến lược giá khuyến mãi trong marketing du lịch

Hiện nay, giá khuyến mãi rất phổ biến ở các siêu thị. Sử dụng giá cả để quảng bá sản phẩm du lịch là một trong những chiến lược hữu ích. Các khuyến mãi này có thể: ưu đãi giảm giá, phiếu mua hàng,…

Là một chiến lược cũ nhưng là một trong những chiến lược thành công nhất cho đến hiện nay.

Tìm hiểu: 10 hình thức quảng cáo du lịch nổi bật thu hút KHÁCH HÀNG tại đây

4.4 Giá tâm lý

Là một chiến lược đánh vào yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng.

Chiến lược giá trong marketing du lịch
chiến ược giá tâm lý trong marketing du lịch

Ví dụ: doanh nghiệp định giá một sản phẩm của mình là 499.000 đồng thay vì 500.000 đồng, như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm không đắt lắm và có thể mua được.

V. Các chiến lược điều chỉnh giá

Trong nhiều trường hợp, do biến đổi của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược điều chỉnh giá của mình cho phù hợp với thị trường.

Chiến lược giá trong marketing du lịch
Điều chỉnh giá trong marketing

Nên lưu ý một số cách sau đây:

Chiết giá: nhằm khuyến khích khách hàng mua và thanh toán (thường dành cho những khách hàng quen hoặc cho khách hàng thanh toán nhanh (chiết khấu giá theo kênh phân phối,…)

Thặng giá: kha thác tối đa thị trường nhằm tăng uy tín của tour du lịch. Giá trị của chương trình du lịch là do cảm nhận của khách hàng kết hợp với các chương trình khác nhau đối với những đoàn khách khác nhau.

Định giá phân biệt: định giá khác nhu cho những đối tượng khác nhau nhằm khai thác triệt để các đoạn thị trường.

Tóm lại, người làm marketing sử dụng tất cả các yếu tố trên để xây dựng giá cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, cách phổ biến là căn cứ vào chi phí sau đó dựa trên cơ sở mục tiêu marketing và mục tiêu lợi nhuận để xây dựng giá cho mỗi tour du lịch ở các đối tượng và thời điểm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel - đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.