Cùng với sự phát triển của xã hội và con người thì chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đi du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Từ đây cùng dẫn xuất hiện các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau. Vậy khái niệm kinh doanh du lịch là gì cũng như các loại hình kinh doanh trong du lịch.
Bài viết nổi bật:
- Top 9 phần mềm quản lý tour du lịch chuyên nghiệp miễn phí tốt nhất
- [Tổng hợp] Các chiến lược kinh doanh du lịch của doanh nghiệp lữ hành
Nội dung bài viết
I. Khái niệm kinh doanh du lịch là gì?
Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh tế của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này được hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường.
Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh du lịch).
Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh du lịch lữ hành:
- Có tính chất tổng hợp (là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống,…)
- Chất lượng không đồng nhất (do cấu thành phụ thuộc vào tâm lý và cảm nhận của khách hàng)
- Có tính chất vô hình (không bảo quản, lưu kho, lưu bãi và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao)
- Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.
II. Các loại hình kinh doanh du lịch
Dựa vào những đặc điểm riêng biệt mà có thể phân ra nhiều loại hình khác nhau:
- Mục đích chuyến đi như: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch xã hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng,…
- Đặc điểm địa lý của điểm đến: du lịch núi, du lịch biển, du lịch nông thôn (miệt vườn, trang trại,…)
- Theo thời gian: du lịch ngăn ngày và dài ngày
- Hình thức tổ chức hoạt động: du lịch gia đình, du lịch lữ hành,…
- Loại hợp đồng: du lịch từng phần, du lịch trọn gói.
Một số loại hình kinh doanh du lịch khác có thể kể đến như:
2.1 Dịch vụ VISA
VISA (hay còn gọi là thị thực) là một con đấu trong hộ chiếu thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia. Mỗi quốc gia thường có các điều kiện cấp visa khác nhau về chi phí và thời gian hiệu lực.
VISA có thể được cấp trực tiếp thông qua đại sứ quán các nước tại các nước bạn đang ở (Ví dụ: bạn là người Việt Nam và muốn sang nhật, bạn cần đến đại sứ quán Nhật tại Việt Nam để được cấp VISA). Hoặc dịch vụ visa được cấp thông qua một bên thứ ba như các cơ quan chuyên môn, công ty du lịch được sự cho phép của đại sứ quán. Công ty du lịch sẽ yêu cầu các giấy tờ cần thiết cho thủ thục làm visa.
2.2 Phương tiện vận chuyển
Là thành phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Bạn cần hiểu rõ các loại hình phương tiện vận chuyển khách lữ hành.
2.2.1 Giao thông du lịch đường bộ
Là hình thức giao thông du lịch chủ yếu của du khách. Có thể di chuyển bằng ô tô tư nhân hoặc ô tô công cộng.
Nhờ sự di chuyển linh hoạt về thời gian có thể tiếp cận tới các điểm du lịch và dừng lại bất kỳ lúc nào.
2.2.2 Du lịch bằng đường hàng không
Hình thức du lịch này ngày càng trở lên quan trọng bởi sự tiện lợi:
- Tốc độ di chuyển nhanh
- Đảm bảo an toàn, thoải mái
- Có thể khắc phục được những địa hình hiểm trở mà phương tiện khác không tiếp cận được.
Tham khảo một số hãng hàng không nổi tiếng tại Việt Nam như: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, jetstar Pacific Airlines,…
2.2.3 Giao thông du lịch bằng đường thủy
Tàu du lịch hạng sang chuyên chở khách du lịch, tạo nên sự mới mẻ và thu hút.
Có 4 loại hình giao thông đường thủy chính:
- Dịch vụ theo chuyến định kỳ đường xa
- Hành trình ngắn ngày trên biển
- Tuần du trên biển
- Vận chuyển trên sông
2.3 Cơ sử lưu trú
Hiện nay trong ngành du lịch tại Việt Nam thì cơ sở lưu trú gồm 9 hình thức:
- Khách sạn (Hotel)
- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort)
- Khách sạn bên đường
- Nhà nghỉ du lịch (Tourist Guest House)
- Biệt thự du lịch (Tourist Villa)
- Căn hộ du lịch
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay)
- Bãi cắm trại du lịch (Tourist Camping Site)
- Tàu thủy lưu trú du khách (Cruise Ship)
2.4 Dịch vụ ăn uống
F&B – Food and Beverage là một phần quan trọng trong kinh doanh ngày du lịch khách sạn. Đây là bộ phận đảm bảo về nhu cầu ăn uống cho du khách trong thời gian họ lưu trú.
Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà bộ phận F&B sẽ có cấu trúc khác nhau. Thông thường bộ phận F&B hoàn chỉnh sẽ có các vị trí:
- Giám đốc bộ phận
- Giám đốc nhà hàng
- Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn
- Trưởng nhóm phục vụ
- Trưởng nhóm phục vụ bàn
- Nhân viên trực bàn
- Nhân viên phục vụ rượu
- Nhân viên trực sảnh
- Nhân viên chia đồ ăn
- Nhân viên đón tiếp
- Nhân viên pha chế rượu
2.5 Hoạt động tại điểm đến
Tùy vào tính chất của điểm đến của khách du lịch mà những người cung cấp dịch vụ du lịch sẽ có những quyết định khác nhau. Có thể phân chia thành 4 nhóm chính:
- Điểm du lịch văn hóa: di tích lịch sử, khu khảo cổ, bảo tàng, làng thủ công mỹ nghệ,…
- Điểm du lịch tự nhiên: vườn quốc gia, khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh, bãi biển, đảo,…
- Lễ hội, sự kiện: lễ hội tôn giáo, lễ hội văn hóa, hội chợ,…
- Khu giải trí: trung tâm biểu diễn nghệ thuật, khu triển lãm, mua sắm,…
2.6 Tour du lịch trọn gói
Hiểu đơn giản, du lịch trọn gói là một trương trình được đơn vị lữ hành lê lịch sẵn bao gồm đầy đủ các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí,…
Ưu điểm của du lịch trọn gói:
Lịch trình có sẵn, không phải chuẩn bị quá nhiều
- Trải nghiệm trọn vẹn chuyến đi
- Tiện lợi cho gia đình đông người,
- Tiết kiệm chi phí
- Hướng dẫn viên có hiểu biết phong phú về văn hóa địa phương
2.7 Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên là người thực hiện các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ lữ hành, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến điểm đến trong suốt chuyến đi.
2.8 Giải pháp công nghệ du lịch
Hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều giải pháp công nghệ giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách. Nổi bật phải kể đến như:
2.8.1 Website, Blog du lịch
Du khách trẻ tuổi thường có xu hướng khám phá, tự túc, thích đến những miền đất mới, trải nghiệm những dịch vụ tại điểm đến. Vì vậy mà những bài viết blog, video chia sẻ kinh nghiệm ngày càng trở nên phổ biến.
Có thể tham khảo qua một số website như:
Ngoài ra, những doanh nghiệp trung gian cung cấp các tour du lịch cũng sẽ tạo một website chuyên nghiệp nhằm thu hút khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu muốn thiết kế website du lịch chuyên nghiệp thì liên hệ với design webtravel theo hotline:0938.620.345
>>>Xem thêm: [KHỞI NGHIỆP] Kinh nghiệm mở công ty du lịch lữ hành
2.8.2 App đặt vé máy bay
Không chỉ dừng lại ở những mặt hàng hữu hình mà những dịch vụ như app đặt chỗ máy bay trực tuyến cũng xuất hiện. Việc sử dụng app này giúp cho quá trình liên lạc giữa người bán và người mua trở nên dễ dàng hơn.
Một số website mà bạn có thể tham khảo như:
- booking.com (Đặt phòng khách sạn)
- Agoda.com (Đặt phòng khách sạn)
- Traveloka (Đặt phòng, vé máy bay, vé tham quan,..)
2.9 Các dịch vụ phụ trợ cho du lịch
Bên canh những loại hình chính trong kinh doanh du lịch thì những dịch vụ bổ sung cũng sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm của du khách.
- Kinh doanh hàng lưu niệm, đặc sản địa phương
- Giặt là, cho thuê xe, trông trẻ
- Chăm sóc sắc đẹp: massage, trang điểm,…
Bài viết trên đây của Design Webtravel đã cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh doanh du lịch là gì cũng như các loại hình trong kinh doanh du lịch lữ hành.
Bài viết liên quan khác:
- Đại lý du lịch là gì | kinh doanh đại lý du lịch làm những công việc gì?
- 10 rủi ro trong kinh doanh du lịch
Leave a Reply