Vì sao nên xây dựng chiến lược marketing du lịch | 5 chiến lược hiệu quả

Du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Nhưng những hậu quả mà dịch Covid-19 để lại ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến tình hình phát triển của du lịch. Với sự cạnh tranh gay gắt như vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng những chiến lược riêng cho mình, đặc biệt xây dựng chiến lược Marketing du lịch phù hợp là rất cần thiết. Điều này không những thu hút lượng lớn khách hàng mà còn mang lại nguồn doanh thu dồi dào cho doanh nghiệp.

  • Chiến lược Marketing du lịch là gì?
  • Vì sao nên xây dựng chiến lược Marketing du lịch?
  • 5 chiến lược Marketing du lịch hiệu quả nhất là gì?

Để tìm hiểu rõ hơn, cùng Design webtravel khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

I. Chiến lược Marketing du lịch là gì?

Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp du lịch.

chiến lược marketing du lịch là gì
chiến lược marketing du lịch là gì

Chiến lược Marketing du lịch là tập hợp toàn bộ kế hoạch của đơn vị kinh doanh du lịch, từ thu thập thông tin, phân tích nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chính sách sản phẩm, chính sách giá, đến chính sách phân phối và quảng bá, xúc tiến du lịch để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: các hình thức quảng cáo du lịch nổi bật hiện nay

II. Vì sao nên xây dựng chiến lược Marketing du lịch?

Du lịch là ngành rất đa dạng lĩnh vực, kinh doanh rất rộng nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm du lịch rất lớn. Để phát triển, tăng doanh thu cũng như bắt kịp xu hướng du lịch, các chiến lược và kế hoạch marketing là không thể thiếu.

vì sao nên xây dựng chiến lược marketing du lịch
vì sao nên xây dựng chiến lược marketing du lịch

Đối với ngành du lịch, mỗi mùa vụ, mỗi địa điểm du lịch sẽ có những đặc thù riêng dẫn đến đến hướng kinh doanh mỗi thời điểm đó cũng khác nhau. Nên ở mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phát triển cho riêng mình nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Ví dụ: Mùa xuân là thời điểm thích hợp để triển khai các tour du lịch lễ hội; mùa hè phát triển các tour đi biển, nghỉ mát; mùa thu phù hợp với tour Hàn Quốc ngắm lá phong đỏ cùng vô vàn cảnh sắc, lễ hội nổi tiếng, còn mùa đông trải nghiệm khi hậu và thời tiết lạnh dưới 0 độ C ở các nước Châu Âu.

Vì vậy, cần xây dựng các chiến lược marketing tập trung làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở tất cả các mặt từ lưu trú, ăn uống, giải trí, vận chuyển, dịch vụ lữ hành đến tư vấn thông tin, bán tour… Từ đó giúp doanh nghiệp lữ hành tiếp cận được nhu cầu du lịch của khách hàng một cách triệt để, mang đến thật nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch, mà lợi ích cuối cùng là lợi nhuận tăng mạnh, doanh nghiệp có  vị thế trên thị trường du lịch.

>>>Xem thêm: Chính sách sản phẩm trong marketing du lịch

III. 5 chiến lược Marketing du lịch hiệu quả nhất

1. Tiếp thị nội dung và tối ưu hóa website du lịch

Tối ưu hóa website - chiến lược marketing du lịch
Tối ưu hóa website – chiến lược marketing du lịch

Đây là chiến lược tổng quan trước khi doanh nghiệp của bạn đưa ra những chiến lược Marketing cụ thể. Hãy thiết kế một website chuyên nghiệp, xây dựng nội dung chất lượng chuẩn SEO giúp cung cấp thông tin có giá trị về thông tin doanh nghiệp lữ hành, sản phẩm du lịch hấp dẫn, kinh nghiệp du lịch thu hút khách hàng. Điều này không những mang lại uy tín cho doanh nghiệp mà còn tăng quyền hạn của website du lịch, cải thiện vị trí của doanh nghiệp du lịch trên Google.

Trải nghiệm một website du lịch hoàn toàn mới với đơn vị thiết kế web du lịch chuyên nghiệp design webtravel

2. Chiến lược Marketing du lịch thông các sự kiện, hội chợ, lễ hội

Xây dựng chiến lược marketing du lịch qua hội chợ
Xây dựng chiến lược marketing du lịch qua hội chợ

Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp du lịch của bạn quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình đến với khách hàng, cũng là cơ hội “show” những sản phẩm, dịch vụ đặc trưng là thế mạnh để thu hút khách hàng. Đồng thời, qua những sự kiện, hội chợ, lễ hội này liên kết với đối tác vừa để mở rộng thị trường vừa hợp tác cùng phát triển.

3. Chiến lược Marketing du lịch thông qua truyền thông

Xây dựng chiến lược marketing du lịch qua các kênh truyền thông
Xây dựng chiến lược marketing du lịch

Internet ngày càng phát triển, các doanh nghiệp du lịch cũng quảng cáo dịch vụ của mình rất nhiều trên các kênh trực tuyến. Khách du lịch dần có xu hướng tìm hiểu, tra cứu thông tin về địa điểm hay các dịch vụ du lịch và thường xuyên so sánh xem dịch vụ nào tốt hơn, đơn vị kinh doanh lữ hành nào mang đến sản phẩm hấp dẫn mà giá cả phải chăng,… Giữa khối lượng thông tin khổng lồ đó những nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp bạn rất dễ bị bỏ qua.

Vì vậy, cần đưa ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các đối thủ khác, đặt mình là vị trí của khách du lịch, thì họ sẽ cần gì, họ cần những trải nghiệm thực tế, những tour du lịch thật sự chất lượng. Khi đã truyền được thông điệp đến với du khách thì ấn tượng của họ về doanh nghiệp du lịch của bạn rất lớn, “thừa thắng xông lên” tiếp tục xây dựng cho mình những chương trình truyền thông cụ thể, chi tiết và chuyên nghiệp thông qua các kênh truyền thông trực tuyến kết hợp với chính website du lịch.

Có thể bạn quan tâm 7 Chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới hiệu quả tại: https://designwebtravel.com/chien-luoc-marketing-cho-san-pham-du-lich-moi.html

4. Chiến lược Marketing du lịch thông qua tiện ích công nghệ

Với những tiện ích mà công nghệ mang lại, tại sao doanh nghiệp lữ hành của bạn không tạo trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc đặt tour, đặt phòng, thanh toán trực tuyến, không cần tốn thời gian và công sức đến trực tiếp doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược marketing du lịch
Xây dựng chiến lược marketing du lịch với đặt tour online

Bên cạnh đó, trải nghiệm thực tế mở rộng cũng đang là chiến lược marketing nổi bật được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là nội dung do máy tính tạo ra được phủ lên trên môi trường thế giới thực. Việc áp dụng các công nghệ mới như thực tế mở rộng trong chiến lược marketing du lịch có thể mang lại những trải nghiệm mới lạ, tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

5. Quản lý sự đánh giá của khách hàng

Xây dựng chiến lược marketing du lịch
Quản lý đánh giá của khách hàng

Hãy thiết kế website du lịch mà trong đó tích hợp chức năng đánh giá chất lượng và dịch vụ cho khách hàng. Những đánh giá, bình luận sẽ có đánh giá tốt và đánh giá chưa tốt, nhưng nếu công ty bạn quản lý chặt chẽ khâu này thì sẽ mang đến sự hài hàng cho khách hàng. Với những phàn nàn không thoải mái về chất lượng dịch vụ và phục vụ từ phía khách hàng, bạn cần phản hồi lại một cách chân thành, xin lỗi và cảm ơn nếu cần để khách hàng cảm thấy mình được lắng nghe, tôn trọng. Tiếp thu và cải thiện dịch vụ ngày càng tốt hơn nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng và đánh giá cao sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp lữ hành. Đây là cách cải tiến trong chất lượng dịch vụ du lịch và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng trong tương lai.

Thông qua những chia sẻ từ Design webtravel, chắc hẳn doanh nghiệp lữ hành của bạn đã có kế hoạch để Xây dựng chiến lược Marketing du lịch một cách hiệu quả, đẩy mạnh doanh thu, khẳng định thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp bạn trên đấu trường ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel - đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.