Làm thế nào để thu hút khách hàng tiềm năng ngành du lịch hiệu quả?
Làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp du lịch quan tâm. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không dễ dàng một chút nào. Khi có quá nhiều yếu tố dễ dàng tác động đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch.
Bài viết này, Design Webtravel sẽ đưa 10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng du lịch nhằm thu hút data khách hàng du lịch.
Nội dung bài viết
- 1. Tối ưu hóa website
- 2. Tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông xã hội
- Hội chợ, triển lãm, hội thảo
- 3. Tận dụng mối quan hệ cá nhân
- 4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- 5. Hiểu rõ khách hàng
- 6. Xây dựng lòng tin khách hàng
- 7. Sử dụng nhiều quảng cáo nhỏ
- 8. Quảng cáo online
- 9. Đánh dấu vị trí của bạn mọi nơi
- Tóm lại
1. Tối ưu hóa website
Để thu thập data khách hàng du lịch từ website cần phải quan tâm một số điều kiện sau:
- Nội dung: cần xây dựng hệ thống bài viết chia sẻ trải nghiệm về những điểm đến, phải đảm bảo là chất lượng và hữu ích. Các thông tin về giá, hành trình tour, khách sạn,… cần được cập nhật rõ ràng và minh bạnh khi có sự thay đổi. Hình ảnh cần được chọn lọc kỹ – đẹp – sắc nét và phù hợp với chủ đề.
- Thông điệp: phải xây dựng thật rõ ràng, ngắn gọn để khách hàng có thể hiểu được ý nghĩa một cách nhanh chóng nhất. Sử dụng từ ngữ phù hợp để tạo thành thông điệp hấp dẫn. Đăc biệt, thông điệp phải được thể hiện rõ ràng những gì doanh nghiệp đã làm, mang lại những lợi ích gì và muốn gì từ khách hàng.
- Tính năng: phải đảm bảo điều hướng trên website hoạt động ổn định, không bị hỏng đặc biệt là hệ thống booking (book tour, phòng khách sạn). Các thao tác thực hiện nhanh chóng và thuận tiện.
Hãy luôn nhớ rằng, website là bộ mặt của doanh nghiệp trên internet và cũng là ấn tượng ban đầu của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy hãy làm cho website thật thu hút và hấp dẫn. Hãy cân nhắc thật kỹ tính thẩm mỹ của website (màu sắc, bố cục, icon, nút CTA).
Vậy làm thế nào để có một website du lịch chuyên nghiệp? để có website du lịch chuyên nghiệp phải đẹp, thể hiện rõ ràng. Đặc biệt phải có các tour hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch. Hơn cả, phần book tour phải thuận tiện và liên hệ trực tiếp nhanh chóng khi khách du lịch muốn liên hệ tư vấn.
Nếu bạn đang mong muốn tạo một website du lịch chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với xu hướng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 024 6259 8807 hoặc truy cập vào đơn vị thiết kế website du lịch chuyên nghiệp để xem thông tin chi tiết.
2. Tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội là một phần không thể thiếu của ngành tiếp thị du lịch. Một hình ảnh tích cực trên mạng xã hội sẽ giúp nội dung dễ dàng tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hãy thường xuyên quảng cáo và tổ chức sự kiện, tạo khuyến mại cho những người theo dõi đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, trên mạng xã hội để truyền thông tuyệt vời nhất là bằng hình ảnh bởi đó là nội dung có độ tương tác cao nhất. Do đó, hãy tận dụng cho các chiến dịch digital marketing bằng cách đưa ra các hình ảnh đẹp thu hút về du lịch. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý về thời gian post để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hãy tận dụng triệt để những ưu thế của phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập trên website, từ đó có thể tăng lượng booking, doanh thu và lợi nhuận.
>>>Xem thêm: Áp dụng chiến lược 7P trong marketing du lịch sao cho hiệu quả
Hội chợ, triển lãm, hội thảo
Đây là kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng đầy hứa hẹn. Biết được chủ đề của những event này trùng hợp với nhóm khách hàng mục tiêu thì hãy bắt tay vào hành động ngay.
Liên hệ với ban tổ chức sự kiện để quảng bá sản phẩm du lịch của mình đến với khách hàng.
Xem thêm 9+ mẫu tờ rơi quảng cáo tour du lịch đẹp, sáng tạo tại đây
3. Tận dụng mối quan hệ cá nhân
Nếu là một người mới thì khách hàng tiềm năng dễ tiếp cận nhất là các mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn có nhiều bạn bè hay người thân xung quanh, đừng ngại trao đổi và giới thiệu sản phẩm du lịch của doanh nghiệp bạn. Đương nhiên một chút hoa hồng sẽ làm mọi chuyện tốt đẹp hơn.
4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nên biết rằng, bạn không phải là người duy nhất đi tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Hãy để ý đến đối thủ cạnh tranh của bạn, họ có thể giúp bạn hướng tới nhóm đối tượng khách hàng mới dễ dàng.
- Họ quảng cáo ở đâu?
- Họ quan hệ ở đâu?
- Họ sử dụng cách thức nào?
Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ. Từ đó áp dụng vào mô hình kinh doanh của bạn.
Cách này được đánh giá tiết kiệm thời gian và có thể đoán ngay được kết quả.
>>>Bạn có biết: Cách viết email marketing sale tour du lịch
5. Hiểu rõ khách hàng
Ai là đối tượng mà chiến dịch tiếp thị mà bạn đang hướng tới? Hãy phác họa bức tranh về khách hàng chủ yếu. hãy nghĩ tới một ngày làm việc làm việc của họ, điều gì quan trọng nhất? bao nhiêu tuổi, họ đã booking tour trong quá khứ không?
- Khách hàng nào muốn những tour du lịch mạo hiểm?
- Khách hàng nào muốn khám phá biển?
- Hay khách hàng nào chỉ muốn những tour du lịch ngắn ngày?
Hãy cụ thể hóa từng đối tượng khách hàng và chia thành từng nhóm nhỏ khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp du lịch có thể xây dựng nội dung marketing phù hợp cho từng nhóm khách hàng để đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Xây dựng lòng tin khách hàng
Đối với một doanh nghiệp, lòng tin khách hàng đại diện cho sức mạnh cạnh tranh trong ngành và hầu như không thể bắt trước được nhưng cũng rất dễ đánh mất và khó xây dựng.
Vì vậy, yếu tố hàng đầu để xây dựng lòng tin khách hàng là tương ứng với mỗi một sản phẩm dịch vụ sẽ có nhóm khách hàng riêng. Bằng cách cung cấp sản phẩm theo từng nhóm khách hàng chuyên biệt như tour du lịch gia đình, tour mạo hiểm cho giới trẻ, tour nghỉ dưỡng sang trọng. Nhắm đúng tới mong muốn của khách hàng sẽ nâng cáo được tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp lên rất nhiều.
Mức độ cao nhất của lòng tin là lòng trung thành của khách hàng. Mang lại cho khách hàng cũ nhiều lợi ích và quyền hạn, họ sẽ làm đại diện thương hiệu thay doanh nghiệp lan tỏa ảnh hưởng tới những người xung quanh. Minh bạch, uy tín là yếu tố quyết định để thúc đẩy sự tin tưởng lâu dài. Nhưng cũng đừng quên việc chăm sóc sau mua hàng để tạo thành điểm tựa cho sự nghiệp kinh doanh.
Bạn có biết: “chi phí để tìm khách hàng mới cao hơn gấp 5 lần chi phí để chăm sóc khách hàng cũ”
7. Sử dụng nhiều quảng cáo nhỏ
Bạn có thể chi một khoản tiền lớn để làm một quảng cáo lớn ngoài trời nhưng sẽ không hiệu quả bằng việc dán poster tại những địa điểm cụ thể mà có lượng lớn người qua lại như: bến xe bus, thang máy, tờ rơi,… Hãy mở rộng địa điểm và chia nhỏ ngân sách ra để làm. Tôi tin sẽ đem lại kết quả bất ngờ cho bạn đó.
8. Quảng cáo online
Một cách tiếp kiệm chi phí nữa là hãy setup nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với vị trí địa lý mong muốn (bạn sẽ không muốn quảng cáo tại thái lan trong khi sản phẩm du lịch chỉ phục vụ khách trong nước).
9. Đánh dấu vị trí của bạn mọi nơi
Không chỉ là google maps hãy đánh dấu vị trí tại khắp nơi bằng các ứng dụng miễn phí (Foody, Lozi, Tripadvisor, Booking.com, Traveloka,…)
Tóm lại
Khách hàng thường bị tác động mạnh mẽ bởi những trải nghiệm của người khác trong khi ra quyết định mua hàng. Hãy thường xuyên thúc đẩy tương tác với khách hàng để họ chủ động phản hồi đánh giá dịch vụ sản phẩm.
Mong rằng những cách tiếp cận khách hàng du lịch tiềm năng trên đây sẽ giúp bạn thu thập được data khách hàng du lịch tiềm năng chất lượng tăng booking và doanh thu cho doanh nghiệp.
Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Marketing du lịch là gì | 7 bí quyết làm marketing du lịch hiệu quả
- Xây dựng chiến lược marketing mix của công ty du lịch