Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ Designwebtravel.

[Tổng hợp] Các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch

Để bắt đầu hoạt động một doanh nghiệp du lịch, nó cần có cả một quá trình trong một mớ lộn xộn. Kinh doanh lữ hành có thể khá tốn kém để bắt đầu. Điều đó nói được, thành công chủ yếu là phụ thuộc vào việc tìm kiếm đúng vị trí thích hợp trong thị trường cạnh tranh gay gắt.

Vì vậy nếu muốn thành công, bạn cần phải nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, marketing.

Bài viết nổi bật:

I. Khái niệm chiến lược kinh doanh du lịch?

Chiến lược kinh doanh du lịch là gì
Chiến lược kinh doanh du lịch là gì

Chiến lược kinh doanh du lịch là chiến lược liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp du lịch có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường du lịch. Theo đó, nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn chương trình du lịch, đáp ứng nhu cầu khách hàng du lịch, giành lợi thế cạnh tranh so với các công ty du lịch khác đồng thời khai thác và tạo ra các cơ hội mới.

II. Các chiến lược kinh doanh trong du lịch

2.1 Chiến lược phân biệt

Có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo được người tiêu dùng đánh giá cao. Những cố gắng của doanh nghiệp nhắm vào những định hướng sau:

  • Đặc tính của sản phẩm giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm khác (đặc điểm có thể là: hình thức du lịch, chất lượng cơ sở vật chất, điểm tham quan,.. đều có thể tạo ra đặc điểm nổi bật cho sản phẩm du lịch)
  • Những dịch vụ sau khi bán thuận tiện và chất lượng phục vụ đôi khi là những yếu tố quyết định của sự lựa chọn.
  • Tạo ra sự mong muốn trong ý thức của khác hàng. Đối với du lịch cần có một quá trình lâu dài và phụ thuộc vào rất nhiều đối tượng khách hàng.
  • Cải tiến, áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới làm cho quá trình phục vụ khách du lịch thuận tiện hơn. (quảng cáo, bán tour, đặt tour trên website là một điển hình)
  • Uy tín công ty. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó đòi hỏi phải có thời gian và liên tục đảm bảo chất lượng
Chiến lược khác biệt trong kinh doanh du lịch
Chiến lược khác biệt trong kinh doanh du lịch

Bên cạnh đó, chiến lược phân biệt có thể tạo ra cho công ty hàng loạt những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi: tạo sự khác biệt rõ ràng với các đối thủ cạnh tranh mà không dẫn tới đối đầu trực diện.

Khó khăn: Nếu tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng chiến lược phân biệt thì sẽ không còn sự phân biệt giữa chúng nữa. Như vậy sự đa dạng của thị trường sẽ là khó khăn tạo ra những sản phẩm độc đáo mà phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

2.2 Chiến lược kinh doanh du lịch hạ chi phí thấp

Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ thấp chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Do mức độ tiêu chuẩn hóa sản phẩm ngày càng cao, các doanh nghiệp hạ giá bằng cách cung cấp các sản phẩm với mức giá trọn gói.

Chiến lược giá trong kinh doanh du lịch
Chiến lược giá trong kinh doanh du lịch

Những lợi ích mà chiến lược này đem lại có thể bao gồm:

  • Việc giữ một mức giá thấp sẽ ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lao vào một cuộc chiến tranh về giá.
  • Bảo vệ doanh nghiệp khỏi sức ép hạ giá từ phía khách hàng, hoặc tăng giá từ phía nhà cung cấp.
  • Các đối thủ mới thâm nhập sẽ không có đủ kinh nghiệm để sản xuất ở mức giá thấp, điều tương tự cũng xảy ra với các sản phẩm thay thế.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở công ty du lịch lữ hành

Chiến lược hạ thấp chi phí có thể đem lại cho công ty những mối nguy hiểm sau:

  • Trong một số trường hợp nếu công ty không có khả năng đưa ra mức giá thấp nhất, thì mọi cố gắng sẽ là vô ích, vì trong trường hợp này chỉ có một doanh nghiệp thắng.
  • Giảm chi phí có thể dẫn tới những hạnh chế về chất lượng hơn nữa trong mỗi trường cạnh tranh, sự phân biệt về giá ngày càng trở nên ít hơn. Mặt khác giảm chi phí thường dẫn đến sự suy yếu của năng lực đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp

2.3 Chiến lược kinh doanh du lịch phản ứng nhanh

Nển tảng của chiến lược phản ứng nhanh là chổ đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất và chính xác nhất nhu cầu của khách hàng. Dù cho đó có thể là sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến hay là một quyết định quản lý, thì chiến lược này cho phép doanh nghiệp chuyển biến nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược phản ứng nhanh có những hình thức sau đây:

  • Phát triển sản phẩm mới. Xây dựng các chương trình hình thức, các dịch vụ mới với thời gian ngắn nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, giá cả, trong thờ gian ngắn nhất.
  • Cải tiến sản phẩm hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng.
  • Phân phối sản phẩm nhanh nhất.
  • Điều chỉnh các hoạt động marketing cho phù hợp với thị trường mới.
  • Trả lời kiến nghị, câu hỏi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhanh nhất.
Chiến lược kinh doanh du lịch phản ứng nhanh
Chiến lược kinh doanh du lịch phản ứng nhanh

Thực hiện thành công chiến lược phản ứng nhanh sẽ cho phép:

  • Doanh nghiệp có thể tránh khỏi cạnh tranh đối đầu nhờ rút ngắn thời gian
  • Cho phép đưa ra mức giá cao
  • Thúc đẩy các nhà cung cấp phải phản ứng nhanh
  • Hạn chế cạnh tranh của các đối thủ mới.

Tuy vậy, chiến lược phản ứng nhanh không phải luôn luôn là chiến lược tốt nhất. Nó đòi hỏi phải thực hiện trên những nền tảng như tổ chức nhân sự, kỹ thuật, trang thiết bị đạt trình độ cao. Mặt khác không phải bất cứ thị trường nào cũng đánh giá cao giá trị của phản ứng nhanh.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh du lịch

Là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, mặc dù không phải là những yếu tố quyết định đối với sự phát triển du lịch, nhưng chúng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng của bất kỳ một công ty du lịch nào.

3.1 Môi trường quốc tế

Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh du lịch
Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh du lịch

Một quốc gia, hay khu vực nào đó xảy ra tình trạng bật ổn định chính trị, suy thoái kinh tế, an ninh xã hội thì hậu quả là lượng lớn khách du lịch quốc tế ở điểm đến đó sụt giảm.

3.2 Môi trường trong nước

An ninh chính trị: hệ thống pháp luật rõ ràng, những chính sách của nhà nước, hệ thống thuế, sự ủng hộ của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch địa phương phát triển.

Môi trường kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, cũng qua đó thu hút một lượng khách du lịch đáng kể.

Môi trường xã hội: sự thân thiện của nơi đến, phong cách sống của người dân góp phần tạo tâm lý cho khách du lịch yên tâm hơn khi tới điểm đến.

Môi trường công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thong tin yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hiện đại hơn, chất lượng hơn như hệ thống lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí.

3.3 Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới

Các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động. Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết trên các lĩnh vực từ phân chia thị trường, tới nguồn cung cấp….

Sự gia nhập thị trường sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh du lịch
Sự gia nhập thị trường sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh du lịch

Để hạn chế mối đe dọa này. Các doanh nghiệp thường tạo ra những rào cản đối với sự thâm nhập mới, những cản trở này có thể là : quy mô tối ưu, phân biệt hóa sản phẩm, vốn đầu tư, chi phí thay đổi, khả năng tiếp cận với hệ thống phân phối.

3.4 Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ

Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong một số ngành ngày càng tăng thể hiện ở những cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm mới liên tục được tung ra.

Cạnh tranh giữa đối thủ tạo nên ảnh hưởng trong chiến lược kinh doanh du lịch
Cạnh tranh giữa đối thủ tạo nên ảnh hưởng trong chiến lược kinh doanh

Mức độ cạnh tranh thường bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

  • Nhiều doanh nghiệp đối thủ ngang sức ngang tài,
  • Tốc độ phát triển của ngành thấp,
  • Khả năng đa dạng hóa phân biệt hóa sản phẩm rất thấp…

Để tăng sự lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, bạn có thể mở rộng thị trường trên internet với một website du lịch chuyên nghiệp chắc chắn sẽ đem lại sự khác biệt to lớn. Tìm hiểu dịch vụ thiết kế website du lịch TẠI ĐÂY

3.5 Khả năng của các sản phẩm thay thế

Chiến lược kin doanh du lịch sẽ ảnh hưởng khi xuất hiện sản phẩm thay thế
Chiến lược kin doanh du lịch sẽ ảnh hưởng khi xuất hiện sản phẩm thay thế

Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có. Để chống chọi các sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp thường lựa chọn các phương án như đa dạng hóa sản phẩm hoặc tạo ra những cản trở đối với khách hàng khi thay đổi nhà cung cấp.

IV. Công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch

Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp có thể được phân loại thành

  • Điểm mạnh (S)
  • Điểm yếu (W)
  • Các yếu tố bên ngoài có thể được phân thành các cơ hội (O)
  • Thách thức(T)

Sự phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT.

Công cụ SWOT phân tích chiến lược kinh doanh du lịch
Công cụ SWOT phân tích chiến lược kinh doanh du lịch

Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồn lực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Như vậy, đây là một công cụ trong lựa chọn chiến lược.

  • Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp
  • Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội
  • Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài
  • Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Mong rằng những chia sẻ kiến thức về các chiến lược kinh doanh trong du lịch trên sẽ giúp ích một phần tạo nên sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp bạn.

Bài viết liên quan khác:

Bài viết liên quan