Với sự phát triển không ngừng của kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay, du lịch là ngành không thể thiếu trong quá trình phát triển đó. Nhu cầu đi đến nơi khác địa điểm mình sinh sống để tận hưởng, khám phá, trải nghiệm những điều thú vị, mới lạ của con người ngày càng tăng. Vậy hiểu như thế nào là du lịch, khách du lịch là gì, phân loại khách du lịch dựa trên những tiêu chí nào? Design Webtravel sẽ đưa các bạn đến với đáp án của những câu hỏi trên nhé!
Du lịch là hoạt động của những người di chuyển từ địa điểm đang sinh sống tới một địa điểm khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, trải nghiệm. Trong quá trình đó có sử dựng các dịch vụ di chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tại địa điểm mà mình đến. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động, vui chơi giải trí trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư với thời gian trên 24 giờ và dưới một năm.
Tìm hiểu thêm:
Hướng dẫn viên du lịch là gì | 8+ kỹ năng cần thiết của HDV du lịch
– Tour du lịch hay còn gọi là chương trình du lịch, là kế hoạch đi đến một điểm du lịch trong khoảng thời gian nhất định, trong chương trình đó có sử dụng các dịch vụ tại điểm đến, như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,… Và tất cả thông tin về tour, mức giá của tour du lịch đó sẽ được đưa đến khách hàng trước khi khách tham gia chương trình
– Những dịch vụ thường có trong tour du lịch:
Xem thêm: Cách sale tour du lịch qua điện thoại hiệu quả
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài” – Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định.
Khách du lịch được hiểu đơn giản là những người đi du lịch đến những nơi không phải nơi mình sinh sống để tham quan các cảnh quan tại điểm du lịch, tận hưởng ẩm thực văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng không nhằm mục đích làm việc kiếm thu nhập, với thời gian trên 24 giờ và dưới một năm.
>>>Tìm hiểu thêm: Những kỹ năng trong giao tiếp du lịch cần làm chủ
Để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải nắm được các nhóm du khách thuộc phân loại khách du lịch nào, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
– Khách du lịch quốc tế: hay còn gọi là khách du lịch Inbound, là những khách quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
– Khách du lịch ra nước ngoài: hay còn gọi là khách du lịch Outbound, là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
– Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Dựa vào mục đích chuyến đi của du khách mà công ty du lịch đưa ra những tour du lịch, dịch vụ du lịch phu hợp. Khách được phân theo mục đích chuyến đi thường có 3 nhóm:
– Nhóm khách du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi: nhóm khách này thường nhằm mục đích tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị; trải nghiệm những nét đặc trưng của văn hóa, ẩm thực; nâng cao hiểu biết về điểm đến; có những phút giây thư giãn, thoải mái bên gia đình, bạn bè,… Nhóm khách này thường chiếm tỷ lệ cao nhất, được các doanh nghiệp hướng đến để xây dựng nhiều tour hấp dẫn cho du khách.
– Nhóm khách du lịch kinh doanh, công vụ: nhóm khách này thường là đi công tác, kinh doanh, trong đó kết hợp với tham quan và nghỉ ngơi nhẹ nhàng, nhưng vẫn đảm bảo được công việc chính là kinh doanh, công tác, tham dự sự kiện, hội nghị,…
– Nhóm khách du lịch thăm thân: Nhóm khách này không quá áp lực vào vấn đề kinh tế và thường không có lịch trình cụ thể cho từng điểm đến.
Mỗi vùng miền, quốc gia sẽ có đặc điểm, thói quen sinh hoạt khác nhau nên nhu cầu đi du lịch cũng khác nhau. Việc phân loại này giúp doanh nghiệp du lịch nắm được khách hàng mình phục vụ là người quốc gia nào, yêu cầu của họ về tour như thế nào, tâm lý của họ ra sao để đưa ra những sản phẩm du lịch phù hợp.
Đặc điểm xã hội như độ tuổi, nghề nghiệp.
– Độ tuổi: khách du lịch trẻ tuổi có xu hướng tham gia du lịch trải nghiệm, khám phá; khách du lịch trung tuổi có xu hướng tham gia du lịch nghỉ dưỡng, khách du lịch cao tuổi có xu hướng tham gia du lịch tâm linh, với nhịp sống chậm, bình yên.
– Nghề nghiệp: nhóm khách du lịch có nghề nghiệp khác nhau sẽ sử dụng dịch vụ du lịch khác nhau.
Ví dụ: ngành kinh doanh cần chương trình tour teambuilding được lồng ghép những thông điệp mang tính chiến đấu, cố gắng.
Tiêu chí phân loại này dựa vào khả năng kinh tế của mỗi khách hoặc nhóm khách du lịch. Từ đây các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ đưa ra các sản phẩm hợp với “túi tiền” của khách hàng, để không bỏ lỡ bất cứ khách hàng nào.
Khách du lịch là công nhân thì khả năng chi trả kém hơn nên sẽ có những sản phẩm du lịch đơn giản, chi phí thấp vừa đáp ứng nhu cầu vừa đảm bảo khả năng chi trả. Khách du lịch làm văn phòng hay người giữ chức vụ cao trong các doanh nghiệp có khả năng chi trả cao hơn nên yêu cầu tour du lịch đó phải có những dịch vụ tốt đi kèm.
Tóm lại, việc phân loại khách du lịch như trên mang đến nhiều lợi ích cho các đơn vị kinh doanh lữ hành, giúp thu thập một cách đầy đủ thông tin, đặc điểm, nhu cầu của khách du lịch. Từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh nhằm đưa đến cho khách hàng những dịch vụ, sản phẩm du lịch tốt nhất, đẩy mạnh kinh doanh hiệu quả.