Nửa đầu năm 2020 thật sự là thời kỳ khó khăn của các ngành kinh tế nói chung, đặc biệt là du lịch nói riêng khi phải “gồng mình” chống chọi với dịch Covid-19. Đến nửa cuối năm nay sẽ là giai đoạn thích hợp nhất để ngành du lịch vực dậy phục hồi và phát triển du lịch. Vậy, những xu hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam hiện nay là gì? Hãy tìm hiểu cùng Design webtravel ở bài viết dưới đây để bắt kịp các xu hướng đó nhé.
Bài viết nổi bật:
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới nhỏ bé ở Châu Á, với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), được thiên nhiên ưu ái ban tặng khối lượng kỳ quan thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đồ sộ. Bên cạnh đó các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí, văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đạt được không ít thành tựu mà thế thế giới đã công nhận. Vậy nên, Việt Nam khẳng định có tiềm năng rất lớn về du lịch.
>>>Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch hiện nay
Du lịch Việt Nam vừa trải qua một năm 2019 đỉnh cao về phát triển du lịch. “Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới” – Theo Báo tin tức.
Nhưng đến năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến nền phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Đặc biệt, ngành du lịch lại là ngành hứng chịu thiệt hại gần như nặng nề nhất từ dịch Covid-19 nên ít nhiều khó tránh khỏi “cú sốc”.
Tuân thủ theo yêu cầu của Nhà nước: ai ở đâu nên ở yên đó, tránh tập trung đông người, hạn chế đi lại trong thời gian dịch bùng phát nên những chuyến du lịch cũng bị tạm gác lại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch,… gần như “đóng băng”. Nhiều doanh nghiệp không duy trì kinh doanh được đã buộc phải tuyên bố phá sản.
Sau dịch, các doanh nghiệp du lịch đang chuyển mình đứng dậy, đây là thời cơ tốt để phục hồi ngành du lịch nội địa, cũng như xây dựng lại thương hiệu, hứa hẹn mang đến dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.
Thói quen du lịch của du khách thay đổi khá nhiều, nếu như thời gian này mọi năm du khách đang rất hào hứng check-in đảo này biển kia, thì năm nay lại do dự nửa muốn đi, nửa vì kinh tế “không đủ dày”. Vậy các doanh nghiệp đã có những hướng đi gì để thu hút khách hàng, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch?
Với tình hình du lịch khó khăn như hiện nay, xu hướng kích cầu du lịch qua các gói combo, khuyến mại, voucher,… của các doanh nghiệp lữ hành là rất cần thiết. Một phần đánh đúng tâm lý khách hàng mua được dịch vụ du lịch giá rẻ mà chất lượng ổn định, một phần liên kết với các bên cung cấp dịch vụ vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí,… từng bước tiếp cận lại với khách hàng.
Xu hướng kích cầu này mặc dù đem lại ít lợi nhuận nhưng phù hợp trong thời điểm hiện tại, trước mắt phải để thói quen du lịch của khách hàng quay lại, sau đó mới đưa ra các chiến lược kinh doanh khác. Sản phẩm chất lượng sẽ giữ được chân khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ trong những lần tiếp theo.
Trong khi du lịch Việt Nam đã bắt đầu “vào guồng” thì du lịch trên thế giới vẫn đang “điêu đứng” do dịch Covid-19. Đây là thời cơ tốt cho đất nước ta phát triển du lịch nội địa, vừa để phục vụ nhu cầu du lịch trong nước, vừa quảng bá đến thế giới về một dất nước du lịch an toàn, được thể hiện tiêu biểu ở những mặt:
Với xu hướng phát triển du lịch này, buộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải cạnh tranh cao độ, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch tốt nhất đến với khách hàng.
Công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có xu hướng tìm hiểu thông tin về điểm du lịch, công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng,… từ nhiều nguồn trước khi sử dụng dịch vụ du lịch. Các kênh Marketing Online phổ biến: Google Ads, Remarkrting, Facebook Ads, Email Marketing, website du lịch. Thông qua cách quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp đưa đến nguồn thông tin đa chiều cho khách hàng, để khách hàng có những lựa chọn phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, công ty du lịch chuyên nghiệp nào cũng cần lấy được lòng tin của khách hàng, điều này nhờ vào website du lịch của công ty đó. Website du lịch giống như công cụ hỗ trợ cho các kênh quảng cáo: Google Ads, Remarketing, Facebook Ads, Email Marketing đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Nhờ đó, tiếp cận và thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng trực tuyến, biến động cơ thành hành vi đi du lịch. Đây cũng là cách truyền thông nhanh chóng đem lại hiệu quả, mà không mất quá nhiều chi phí cho các doanh nghiệp mùa hậu Covid.
Bài viết những xu hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam hiện nay mà Design webtravel chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với tình hình du lịch Việt Nam hiện nay. Design webtravel luôn mang đến những giải pháp phù hợp cho việc thiết kế website du lịch của công ty bạn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan: