Marketing Mix (marketing 4P) đã mở ra chương mới, thúc đẩy hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng 4P, marketing 7P ra đời.
Chiến lược 7P trong marketing du lịch là sự tổng hợp của marketing mix kết hợp với 4 yếu tố truyền thống bao gồm:
Như nhiều bài chia sẻ trước mà Design Webtravel (đơn vị thiết kế web du lịch) đã đề cập, dịch vụ du lịch mang tính vô hình, không đồng điệu và khó nhận diện. Hơn nữa, sản xuất và tiêu thụ khó tách rời nhau. Vì vậy mà việc định giá sản phẩm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu,…
Du khách đánh giá sản phẩm du lịch qua các nhân tố kèm theo nó:
Tìm hiểu: Marketing du lịch là gì | Bí quyết marketing dịch vụ du lịch hiệu quả
Là yếu tố quyết định đến doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch. Việc định giá sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thực tế thị trường tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu, giá trị đối tượng khách hàng,…
Cách định giá của sản phẩm dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách hàng. Thông thường, giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cho khách hàng (Vì mọi khách hàng sẽ nghĩ tới “tiền nào của nấy”).
Là yếu tố tạo nên giá trị khách hàng. Có một nguyên tắc mà các doanh nghiệp cần nắm rõ, vị trí khách hàng càng gần thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao. Đơn giản là bởi vì không một ai có thể đi hàng chục km để mua một sản phẩm, vì thế vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.
Là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược 7P marketing du lịch. Quảng cáo kinh doanh dịch vụ tại mọi thời điểm bao gồm: các cách thức bạn có thể nói với khách hàng về một sản phẩm – dịch vụ và làm thế nào để bán được chúng (các dịch vụ tour du lịch). Chỉ một vài yếu tố nhỏ nhỏ thay đổi trong cách thức quảng bá về sản phẩm thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn trong nhóm 7P marketing.
Là yếu tố quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ du lịch bởi vì con người tạo ra sản phẩm và cũng chính con người sẽ tiêu thụ sử dụng sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng, việc tuyển chọn và đạo tạo nhân viên là yêu cầu cấp thiết được đưa nên hàng đầu.
Là yếu tố đảm bảo việc dịch vụ sẽ được đưa tới tay của khách hàng. Nhưng doanh nghiệp du lịch chuyên nghiệp sẽ đem lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Đồng thời, các tiêu chuẩn dịch vụ cần phải được đồng bộ hóa ở tất cả các địa điêm, kênh phân phối thuộc thương hiệu doanh nghiệp.
Một quy trình phân phối tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
>>>Xem thêm: 10 cách tiếp cận data khách hàng ngành du lịch hiệu quả
Là yếu tố đặc biệt với nhóm ngành dịch vụ vì đây sẽ là môi trường diễn ra các cuộc tiếp xúc trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Như bạn biết, đặc điểm của ngành dịch vụ du lịch mang tính vô hình nên khách hàng phả tìm những yếu tố hữu hình khác để đánh giá.
Nếu khách hàng đến trực tiếp doanh nghiệp thì ấn tượng đầu tiên sẽ là không gian xung quanh. Từ đó khách hàng sẽ đánh giá đối với thương hiệu. Nó hỗ trợ rất lớn cho vị thế thương hiệu trong mắt người dùng sản phẩm dịch vụ.
Hiện nay, kinh doanh du lịch hầu hết là các doanh nghiệp trẻ. Việc nắm bắt và áp dụng chiến lược 7P trong marketing du lịch sẽ trở thành mũi nhọn của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: