Đăng ký để biết thêm

Nhập địa chỉ email của bạn dưới đây để nhận tin tức và cập nhật từ Designwebtravel.

Lưu ý thực hiện chính sách sản phẩm trong marketing du lịch

Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sở của nhiều ngành nghề khác nhau. Hơn nữa, do đặc tính riêng biệt nên sản phẩm du lịch khó xác định được chu kỳ sống. Chính vì những đặc điểm ấy, chiến lược chính sách sản phẩm trong marketing du lịch là nhằm đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành, nâng cao sự nhận diện của thương hiệu doanh nghiệp.

I. Chính sách sản phẩm trong marketing du lịch là gì?

Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc trong việc tạo và tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu của thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh, không chỉ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ đến các khâu của quá trình mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

Như bạn biết, sản phẩm du lịch là các tour du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống…. Do vậy đặc trưng của nó là phải sử dụng mới biết

II. Những yếu tố phù hợp trong chính sách sản phẩm trong marketing du lịch

Sự thỏa mãn về sinh lý: bữa ăn ngon, đồ ăn đồ uống hợp khẩu vị, giường ngủ êm, môi trường thoải mái

Thỏa mãn về kinh tế: mức giá tương đương  với giá trị và chất lượng. phục vụ nhanh chóng

Thỏa mãn về xã hội: khi tham gia vào tour du lịch, khách du lịch dược giao lưu, học hỏi nhiều điều bổ ích, tiếp cận nhiều điều mới mẻ.

Thỏa mãi về tâm lý: khi tham gia chương trình du lịch, khách  được đảm bảo an toàn tuyệt đối, được đối xử với mức tôn trọng cao nhất

Để có thể thực hiện được những mục tiêu về sản phẩm, doanh nghiệp lữ hành thường chú trọng đến sản phẩm chủ đạo (tham quan, lưu trú, ăn uống), sản phẩm thực tế (chất lượng khách sạn, trình độ của hướng dẫn viên,…) sản phẩm phụ gia (là những hoạt động tăng thêm giá trị của sản phẩm).

Sự thuận tiện trong quá trình đăng ký mua chương trình tour du lịch

Tư vấn cho khách giúp họ lựa chọn được những sản phẩm phù hợp

Chất lượng của các cơ sử lưu trú, dịch vụ tại phòng, đồ ăn – uống,…

Hình thức thanh toán thuận tiện: chấp nhận thanh toán chậm (phả có sự đảm bảo) kết hợp với hình thức thanh toán hiện đại (VISA, ATM,…)

Những ưu đãi cho khách quen

Ưu đãi cho khách đi du lịch tập thể

Ưu đãi mức giá cho trẻ em: quà tặng đặc biệt

Tổ chức sinh nhật cho thành viên trong đoàn (nếu có)

Các dịch vụ miễn phí (vận chuyển hành lý, chụp ảnh kỷ niệm,…)

Ngoài ra, chính sách sản phẩm có thể áp dụng theo mùa du lịch sao cho đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch

III. Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch

Là xác định khoảng thời gian mà sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất trong năm hoặc trong các năm tiếp theo. Vè mặt lý thuyết, chu kỳ sống có thể lặp lại tăng trưởng hoặc suy giảm.

Chu kỳ sống là xét cho từng sản phẩm, từng loại hình du lịch.

chính sách sản phẩm trong marketing du lịch
Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch

Đối với kinh doanh lữ hành, muốn phân tích chính xác chu kỳ sống cùa sản phẩm cần phân loại rõ ràng:

  • Vùng hoặc một điểm du lịch
  • Một tour cụ thể
  • Một phương thức, hình thức du lịch

Nhìn chung trong du lịch lữ hành, các doanh nghiệp thường đưa ra những chương trình du lịch, địa danh, hình thức du lịch mới.

IV. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới

Các sản phẩm mới là mối quan tâm hàng đầu của các công ty lữ hành. Thông thường sẽ có 6 loại sản phẩm mới:

  • Mới hoàn toàn
  • Dây chuyền sản xuất mới
  • Sản phẩm phụ – sản phẩm mới đi kèm bổ sung cho sản phẩm hiện có
  • Sản phẩm cải tiến: có những tính năng hoàn thiện hơn
  • Thị trường mới: sản phẩm hiện có thâm nhập thị trường mới
  • Giảm chi phí: Sản phẩm mới có chất lượng tương đương và mức giá thấp hơn sản phẩm hiện có.

Phát triển sản phẩm mới không chỉ cho phép doanh nghiệp lữ hành đạt được các mục tiêu và lợi nhuận mà còn đảm bảo được uy tín và đẳng cấp của công ty.

Các sản phẩm mới còn tạo điều kiện để khai thác tốt hơn các khả năng của doanh nghiệp.

Đây cũng là cách để thu hút khách hàng cũ quay lại với công ty.

Quy trình xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới;

  • Phát sinh ý tưởng
  • Thiết kế và đánh giá
  • Phân tích khả năng thương mại (tính khả thi)
  • Phát triển sản phẩm mới
  • Kiểm tra
  • Thương mại hóa và hoàn thiện sản phẩm

Hai yếu tố quyết định tạo nên sản phẩm mới hoàn thiện là Tuyến điểm và hình thức du lịch

Xem thêm: 7 Chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch mới hiệu quả

V. Các chiến lược trong chu kỳ sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: là giai đoạn mà sản phẩm còn mới lạ nên thường có chi phí cao, giá cao, lợi nhuận thấp. Ở giai đoạn này, thường áp dụng các chiến lược sau:

  • Hớt vàng nhanh: giá cao, chi phí khuyến mại lớn
  • Hớt váng chậm: giá cao, chi phí khuyến mại thấp
  • Thâm nhập nhanh: giá thấp để giành thị phần, chi phí khuyến mại lớn để thúc đẩy thâm nhập thị trường.

Giai đoạn tăng trưởng: doanh số và lợi nhuận tăng lên đồng thời kéo theo đối thủ cạnh tranh cũng tăng lên:

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ
  • Theo đuổi thị trường mới
  • Kênh phân phối mới
  • Giảm giá để thu hút các thành phần nhạy cảm về giá
  • Quảng cáo phải chuyển từ mục tiêu đến thúc đẩy mua dịch vụ

Tìm hiểu thêm: 10 hình thức quảng cáo du lịch nổi bật thu hút KHÁCH HÀNG tại bài viết: https://designwebtravel.com/cac-loai-hinh-marketing-du-lich-noi-bat-hien-nay

Giai đoạn bão hòa: là giai đoạn mà doanh số đạt cao nhất, nhưng mức độ tăng trưởng lại giảm dần. Có thể dẫn tới cung lớn hơn cầu

  • Điều chỉnh thị tường: bổ sung thị trường mục tiêu, lôi kéo những người chưa sử dụng dịch vụ thành khách hàng
  • Điều chỉnh sản phẩm: làm cho sản phẩm mới hơn, hấp dẫn hơn bằng cách tăng cường dịch vụ kèm theo
  • Điều chỉnh marketing: tìm hững kênh phân phối mới, sử dụng các biện pháp kích thích

Giai đoạn suy thoái: Giảm giá – lợi nhuận, cung lớn hơn cầu.

Có thể cải tiến sản phẩm để đưa sang chu kỳ mời.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chính sách sản phẩm trong marketing du lịch. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích một phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

[TOP] chiến lược giá trong marketing du lịch thúc đẩy bán hàng tại: https://designwebtravel.com/chien-luoc-gia-trong-marketing-du-lich

Kinh nghiệm Marketing Online trong ngành du lịch, chi tiết tại đây

Bài viết liên quan